0

Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục?

Khái niệm

Nang lông, hay còn gọi là nang tóc, là một cơ quan nhỏ hình ống nằm trong da, nơi mà từ đó sợi lông (hoặc tóc) mọc ra. Nang lông được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng biệt.

Cấu tạo của nang lông gồm: lỗ nang lông, phễu nang lông, nhú trung bì, rễ tóc, vỏ nang lông, tuyến bã nhờn, cơ dựng lông.

Lỗ nang lông là phần mở ra trên bề mặt da, nơi sợi lông mọc ra. Phễu nang lông là phần dưới của lỗ nang lông, nơi chứa các tế bào sản xuất bã nhờn. Nhú trung bì là phần phình ra ở đáy nang lông, nơi chứa các tế bào mầm tóc.

Rễ tóc là phần nằm sâu dưới da, nơi các tế bào mầm tóc phân chia và phát triển thành sợi lông. Vỏ nang lông là lớp mô bao quanh nang lông, giúp bảo vệ nang lông khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Tuyến bã nhờn là tuyến sản xuất bã nhờn, giúp giữ ẩm cho da và tóc.

Cơ dựng lông là cơ bám vào nang lông, khi co lại sẽ làm cho lông dựng đứng. Nang lông giúp sản xuất ra lông (tóc) có tác dụng làm ấm cơ thể, cảm nhận môi trường và có một vẻ ngoài thẩm mĩ hơn.

 

cấu tạo viên nang lông

Cấu tạo nang lông

 

Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm của nang lông, có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm vi khuẩn, nấm, virus và ma sát. Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm nang lông, chiếm khoảng 70% các trường hợp.

 

viêm nang lông

Viêm nang lông

 

Nguyên nhân của viêm nang lông

Rối loạn tuyến bã nhờn

Một số người có da dầu hoặc siêu dầu sẽ tiết ra nhiều dầu hơn bình thường. Da tiết nhiều dầu nhờn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển.


 

da dầu

Da dầu

Yếu tố di truyền

Di truyền cũng có thể là một tác nhân gây ra viêm nang lông, trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị bị viêm nang lông sẽ có khả năng lây viêm nang lông cho những người xung quanh. Một số người có cơ địa dễ mắc viêm nang lông hơn người khác.


 

viêm nang lông do di truyền

Viêm nang lông do di truyền

Mãn kinh

Do thay đổi nội tiết tố, nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng do các tác nhân như ăn uống, sinh hoạt, phụ nữ sau mãn kinh dễ bị viêm nang lông hơn.

mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm

Suy giảm hệ miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới viêm nang lông. Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm trùng, bao gồm cả viêm nang lông.

 

suy giảm hệ miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch

Nhiễm trùng

Vi khuẩn, nấm, virus là những tác nhân gây nhiễm trùng nang lông phổ biến nhất. 

Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng): Đây là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm nang lông. Tụ cầu vàng thường sống trên da và trong mũi của con người, nhưng cũng có thể xâm nhập vào nang lông qua vết thương hở hoặc các vết xước nhỏ. 

 

vi khuẩn tụ cầu vàng

Vi khuẩn tụ cầu vàng

 

Propionibacterium acnes (vi khuẩn mụn):Loại vi khuẩn này cũng thường sống trên da và có thể gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên, nó cũng có thể xâm nhập vào nang lông và gây ra viêm nang lông

 

vi khuẩn mụn

Vi khuẩn mụn

 

Ngoài ra còn các loại vị khuẩn khác như: Escherichia coli (E. coli), Pseudomonas aeruginosa, … cũng có thể là nguyên nhân của viêm nang lông.

Thay đổi nội tiết tố

Thanh thiếu niên đang ở độ tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai có thể bị viêm nang lông do thay đổi nội tiết tố.

 

thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố

Cọ xát hoặc ma sát

Việc cọ xát hoặc ma sát da liên tục, ví dụ như do mặc quần áo bó sát, cạo râu, có thể gây kích ứng da và dẫn đến viêm nang lông. Nhiều người có thói quen mặc đồ bó sát khi đi ngủ tuy nhiên đây lại là một thói quen không tốt.

Sử dụng hóa chất độc hại

 

trang phục

Mặc đồ bó sát

Hóa chất độc hại

Một số hóa chất độc hại trong mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa có thể gây kích ứng da và dẫn đến viêm nang lông. Với những người có da nhạy cảm, việc sử dụng mỹ phẩm có thể sẽ gây kích ứng khiến cho tình trạng viêm nang lông trở nên tệ hơn.

 

mỹ phẩm gây viêm nang lông

Mỹ phẩm có thể gây viêm nang lông

Môi trường nóng ẩm

Môi trường nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh, dẫn đến nguy cơ viêm nang lông cao hơn. Những người bị viêm nang lông nên hạn chế tắm nước nóng từ vòi sen cũng như hạn chế mặc quần áo dính mồ hôi trong thời gian dài.

 

vệ sinh viêm nang lông

Vệ sinh vòi sen

 

Lông mọc ngược

Lông mọc ngược là tình trạng lông mọc thay vì mọc ra ngoài da mà lại mọc đâm vào da. Những người có tóc xoăn thường dễ bị viêm nang lông hơn những người có tóc thẳng. Lông mọc ngược có thể gây kích ứng, viêm nhiễm nang lông.

 

lông mọc ngược

Lông mọc ngược

Căng thẳng

Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bao gồm cả viêm nang lông.

 

stress

Căng thẳng trong nhiều ngày

Chế độ ăn uống

Một vài loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ viêm nang lông, ví dụ như thực phẩm giàu đường, thực phẩm chế biến sẵn.

 

thực phẩm

Đồ ăn có chứa đường

Viêm nang lông thường có các biểu hiện sau

  • Nổi mụn đỏ, sưng, tấy ở nang lông.
  • Mụn có thể chứa mủ hoặc không.
  • Có thể cảm thấy ngứa, nóng rát hoặc đau nhức.
  • Mụn có thể mọc thành từng cụm hoặc rải rác trên cơ thể.

Viêm nang lông thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nặng hoặc dai dẳng, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời.

 

bác sĩ tư vấn

Bác sĩ tư vấn

Biện pháp

  • Giữ da sạch sẽ và khô ráo.
  • Tẩy tế bào chết cho da thường xuyên.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da của bạn.
  • Tránh mặc quần áo bó sát.
  • Hạn chế cạo râu hoặc nhổ lông.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Giữ cho cơ thể mát mẻ và thông thoáng.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Tập yoga, ngồi thiền để giảm stress.

Lời kết

Haan Care vừa hướng dẫn bạn những biện pháp dễ dàng để có thể giảm bớt tình trạng viêm nang lông tại nhà. Nếu thấy bài viết này hay, đừng quên chia sẻ kiến thức thú vị này tới cho bạn bè và người thân cùng biết. Haan Care chúc bạn thật nhiều sức khỏe và có một ngày thật tuyệt vời


Share post:

Giỏ hàng

Liên hệ

zalo

mess